Hotline 0947 707 307 - Tel/Fax (028) 3885 6879 info@arotech.vn

BIM

Các bạn hiện tại đã là kiến trúc sư hay tương lai là kiến trúc sư? Công việc của các bạn yêu cầu phải ứng dụng khoa học công nghệ vào các đồ án của mình để nâng cao hiệu quả làm việc. Vậy trong số các bạn có bao nhiêu người đã biết về công nghệ tương lai BIM (Building Information Modeling)?

Dưới đây là một vài khái niệm và lợi ích cơ bản nhất mà BIM đem lại.

BIM

2. Mức độ ứng dụng BIM tại thị trường Châu Á

Đối với thế giới thì BIM đã gần như không còn xa lạ nữa. Nó được rất nhiều công ty xây dựng lớn áp dụng. Tuy nhiên tại thị trường Châu Á thì BIM vẫn còn khá lạ lẫm và mới mẻ. Chỉ đang được dần dần áp dụng vào ngành xây dựng. Trừ những nước tiên tiến như Nhật, Hàn, Singapo thì các nước khác vẫn chưa áp dụng BIM nhiều, cụ thể:

BIM

Tại Việt Nam BIM cũng đang được nhà nước rất khuyến khích. Chính phủ mong muốn đến năm 2020 sẽ có thể áp dụng triệt để vào ngành xây dựng. Sở giao thông – vận tải TP.HCM đã công bố các văn bản hướng dẫn và khuyến khích áp dụng thí điểm BIM trên các dự án thực tế. Và mới đây một dự án của các kiến trúc sư Việt Nam đã đạt giải nhì ứng dụng Tekla BIM khu vực Đông Nam Á – dự án cầu Cao Lãnh.

BIM

3. Lợi ích khi ứng dụng BIM vào dự án

Thực chất BIM mang lại lợi ích cho tất cả những bên tham gia trong quá trình thực hiện dự án. Nhưng chủ đầu tư là bên có được nhiều lợi ích nhất bao gồm những điều cụ thể sau:

Lợi ích cụ thể Lợi ích tiềm ẩn
Hiểu tốt hơn các phương án thiết kế. Giúp bên thi công có thể đọc hiểu được những bản vẽ phức tạp của các kiến trúc sư mà không cần phải qua lớp đào tạo về kiến thức thiết kế chuyên ngành.

 

Ứng dụng BIM trong quản lí tài sản và vận hành công trình.

 

Giảm thiểu rủi ro trong quá trình thi công liên quan đến thiết kế. Hạn chế việc tiêu hao nguyên vật liệu.

 

Nắm rõ được thời gian sử dụng và tuổi thọ công trình.
Khả năng phân tích và giả lập dẫn đến những thiết kế hợp lý hơn, mang tính hiện thực cao hơn do dự đoán và giả lập được những tình huống sẽ tác động đến mẫu thiết kế. Ví dụ như khả năng ngập lụt khi thiết kế đô thi bên sông.

 

BIM giúp đẩy nhanh tốc độ thiết kế. Giảm thiểu trường hợp trễ hẹn hợp đồng với đối tác. Thúc đẩy thi công công trình. Nhanh chóng có cơ sở đưa vào hoạt động. Sản sinh những tác động có lợi về mặt thời gian.

 

BIM sản sinh những tác động có lợi kiểm soát khối lượng xây lắp. Nắm được chính xác khối lượng nguyên vật liệu và giá trị của chúng trong công trình. Giúp cho việc dự toán chính xác và dễ dàng hơn.

 

(Nguồn: Bài giảng của thầy Nguyễn Phước Thiện

 4. Quy trình ứng dụng BIM

Kế hoạch —->  Thiết kế—->  Thi công ——> Vận hành

BIM

BIM được ứng dụng suốt trong tất cả các giai đoạn của một vòng đời sản phẩm. Sản phẩm ở đây chính là các công trình. Bởi vì thế mạnh của BIM chính là thông tin. Gần như là tất cả thông tin chi tiết về toàn bộ dự án.

Trong quá trình thiết kế mô hình 3D trên máy thì BIM cung cấp các thông tin hình học, chính xác, dễ hiểu. Đến giai đoạn vận hành, BIM cung cấp các thông tin phi hình học đầy đủ, chi tiết. Ví dụ: Thông tin về 1 cánh cửa bao hàm: mua từ nhà sản xuất nào, thời hạn sử dụng trong bao lâu? Chìa khóa mở được nó…vv…Những thông tin phi hình học vô cùng quan trọng này những rất hay bị các kiến trúc sư xem nhẹ. Các bạn vẽ 3D đẹp không quan trọng bằng việc công trình vận hành suôn sẻ.

BIM

 

5. Vai trò của BIM trong từng giai đoạn cụ thể:

Lập các mô hình kĩ thuật số (DMU): Các mô hình 3D, mô hình BIM

Bên ứng dụng: Chủ đầu tư, Thiết kế

Digital Mock-Up (DMU) tiếp cận dựa trên mô hình dữ liệu phong phú và phác thảo ra tất cả các hệ thống bên trong một tòa nhà. Một DMU đặt nền tảng cho một bối cảnh sản xuất rõ ràng, trong đó các nhóm có thể đưa ra quyết định thiết kế tốt hơn dựa trên các dự án tổng thể.

BIM

BIM

BIM

BIM

Quản lý cơ sở: sổ tay vận hành, danh sách thiết bị, xây dựng bản vẽ

Bên ứng dụng: Các nhà điều hành

Quản lý cơ sở và chủ sở hữu hưởng lợi từ việc có một tòa nhà ảo để tinh giản bảo trì và điều hành. Dữ liệu BIM được đồng bộ với các hệ thống quản lý cơ sở để tạo ra dữ liệu sống thiết lập với một lịch sử.

Việc tích hợp giúp đảm bảo thiết bị được duy trì và hoạt động với hiệu suất năng lượng tối đa. Giảm bớt thời gian cho việc tìm kiếm thông tin cơ sở quan trọng. Mô phỏng các tình huống để tái sử dụng cơ sở và thay đổi (di chuyển, thêm, hay thay đổi). Cộng thêm, lợi ích lâu dài của BLM (Building Lifecycle Management) được kích hoạt. Quá trình này thường xảy ra ở giai đoạn quản lý.

BIM

Clip để hiểu rõ hơn về BIM:

 

Kết luận: BIM cung cấp một khối lượng khổng lồ các tính năng, ứng dụng nhằm tối ưu hóa năng suất cũng như hiệu quả làm việc. Tăng cường khả năng giao tiếp và hợp tác đi kèm với việc quản lý rủi ro và vật liệu tốt hơn. Xét trên một mức độ nào đó, BIM còn có khả năng mô phỏng cả quá trình xây dựng công trình. Bộ công cụ này cho phép các nhà thiết kế tạo ra chi tiết một nguyên mẫu công trình trong môi trường số trước khi được mang ra thực tế. Tóm lại, với ít sự lãng phí, ít phải sửa đổi, tiết kiệm thời gian, ít lỗi và thiếu sót hơn thì BIM rõ ràng là một công cụ hữu dụng cho thiết kế xanh.

 

 

Biên dịch : Nguyễn Hải Trang